Trang chủ » hop-dong-dien-tu » HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ


 1. Hợp đồng điện tử là gì?

Theo luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định về hợp đồng điện tử như sau:

“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận vì hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu”

Quy định về nội dung của hợp đồng điện tử phải đảm bảo các nội dung như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, thời điểm và phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết hợp đồng;

2. So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống

a) Sự khác biệt cơ bản của hợp đồng điện tử so với hợp đồng giấy

– Hình thức thể hiện chính của hợp đồng điện tử là dữ liệu điện tử: Các đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết hợp đồng được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu;

– Có sự tham gia của ít nhất 3 bên chủ thể là bên bán, bên mua và bên cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử cũng như cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Tuy nhiên, bên thứ 3 không tham gia vào quá trình đàm phán, chỉ tham gia để đảm bao tính hiệu quả và giá trị pháp lý của hợp đồng;

– Phạm vi áp dụng có phần hạn chế hơn:

  • Hợp đồng điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, lĩnh vực dân sự, kinh doanh thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định;
  • Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các BĐS, văn bản thừa kế, giấy đăng ký kết hôn,quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử,…

– Phi biên giới: Hợp đồng điện tử có thể ký được mọi lúc, mọi nơi và ở bất cứ đâu trên thế giới;

– Tính hiện đại, chính xác: Hóa đơn được ký dựa trên các công nghệ, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Việc ứng dụng các phần mềm chữ ký số, phần mềm hóa đơn điện tử, phần mềm hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch với độ chính xác cao.

b) Sự khác biệt về lợi ích của 2 loại hợp đồng


Hợp đồng điện tử

Hợp đồng giấy truyền thống

Quy trình

Quy trình trực tuyến – online

Quy trình trực tiếp – phức tạp

Lợi ích

TỰ ĐỘNG HÓA toàn bộ quy trình ký hợp đồng.
– Upload hợp đồng
– Setup quy trình
– Thông báo cho các bên liên quan.
– Ký hợp đồng.

Quy trình PHỨC TẠP với nhiều bên tham gia.
– Khởi tạo hợp đồng– Xác định vai trò các bên tham gia
– Ký kết
– Lưu trữ quản lý hợp đồng

Ký hợp đồng

– Ký TRỰC TIẾP bằng máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
– Ký kết TỪ XA, MỌI LÚC, MỌI NƠI.
– Ký kết NHIỀU HỢP ĐỒNG CÙNG LÚC.

– Ký kết trực tiếp trên hợp đồng
– Với mỗi đối tượng phải ký MỘT HỢP ĐỒNG riêng

Ứng dụng với MỌI CHỮ KÝ SỐ
– Chữ ký hình ảnh.
– Chữ ký số bằng USB Token.– Chữ ký số thông qua Server HSM.

– Ký kết BẰNG TAY

Lưu trữ hợp đồng

Lưu trữ THÔNG MINH, BẢO MẬT tối đa, DỄ DÀNG tìm kiếm
– Lưu trữ trực tuyến an toàn với hệ thống bảo mật
– Tìm kiếm dễ dàng

LƯU KHO hợp đồng giấy
– Lưu trữ trực tiếp trong kho tài liệu, tốn không gian lưu trữ và rủi ro mất mát, thất lạc.- Tính bảo mật rất thấp.
– Khó tìm kiếm.

Chi phí

Tiết kiệm THỜI GIAN và CHI PHÍ
– Tiết kiệm 60% thời gian và chi phí
– Không phải trả phí chuyển phát, in ấn, lưu kho
– Không cần chờ đợi thời gian hồi đáp
– Không bị phụ thuộc vào thời gian của lãnh đạo
– Không lo lắng về rủi ro thất lạc, hỏng.
– Không bị gián đoạn thời gian.

Tốn kém THỜI GIAN và CHI PHÍ
– Tốn các chi phí như chuyển phát, in ấn và lưu kho.
– Phải tốn thời gian chờ đợi khách hàng phản hồi thông tin, phụ thuộc thời gian lãnh đạo, thời gian chuyển phát hợp đồng, rủi ro thất lạc khi lưu kho.

3. Các vấn đề khi áp dụng hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử tuy đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích nhưng những vấn đề trong quá trình ký hợp đồng điện tử lại thường rất hay gặp phải ở một số doanh nghiệp. Để khắc phục những bất cập đang tồn tại trong việc giao kết hợp đồng điện tử, doanh nghiệp cần phải hiểu cũng như nhà nước cần có những phương án bổ sung những quy định pháp luật liên quan.

Bên cạnh những giải pháp về mặt pháp lý, doanh nghiệp cần phải có những biện pháp sau đây để phòng ngừa rủi ro trong khi áp dụng hợp đồng điện tử:

  • Tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của hợp đồng điện tử;
  • Hiểu các quy định khi áp dụng hóa đơn điện tử;
  • Xây dựng chiến lược ứng dụng thương mại điện tử và hợp đồng điện tử trong doanh nghiệp;
  • Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký hợp đồng;
  • Đào tạo nguồn nhân sự đáp ứng được yêu cầu của thương mại điện tử;

Copyright © 2021 - Epoint Software